•June 5, 2009 • 2 Comments

“Là SV của ÐH Yale, tôi xin lỗi nếu các bạn có thể chịu đựng được phần mở đầu trước, nhưng tôi muốn các bạn làm một điều gì đó cho tôi. Xin hãy nhìn chung quanh bạn. Hãy nhìn người bạn cùng lớp bên trái bạn. Hãy nhìn người bên phải bạn. Bây giờ, hãy xem xét điều này: 5 năm nữa, 10 năm nữa, thậm chí 30 năm nữa, kì quặc là những người bên trái bạn sẽ trở thành người thua cuộc. Người ngồi bên phải bạn lúc đó cũng là người thua cuộc. Và bạn, người ở giữa sẽ như thế nào?
Bạn có thể mong mỏi điều gì hơn? Rốt cục bạn cũng sẽ là một gã tồi mà thôi. Tất cả đều thua. Tất cả. Thực tế, khi tôi tìm kiếm trong số những người trước mặt tôi hôm nay, tôi không thấy được hàng ngàn tia hi vọng cho một ngày mai tươi sáng. Tôi không thấy hàng ngàn người lãnh đạo tương lai trong hàng ngàn ngành công nghiệp. Tôi chỉ thấy hàng ngàn kẻ thua cuộc. Bạn lo lắng ư? Dễ hiểu thôi. Sau cùng, tôi, Lawrence “Larry” Ellison, người bỏ học đại học nửa chừng, cả gan hùng hồn thốt ra những điều trái lẽ phải như thế trước khóa tốt nghiệp của một trong những viện có uy tín nhất đất nước này?
Tôi sẽ nói cho các bạn biết tại sao?
Bởi vì tôi, Lawrence “Larry” Ellison, người giàu thứ hai trên hành tinh, là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Bill Gates, người giàu nhất thế giới dù sao đi nữa cũng là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Paul Allen, người giàu thứ ba trên thế giới, cũng bỏ học ÐH giữa chừng, và bạn thì không làm điều đó. Và cứ tính như thế tiếp tục đi. Cho đến Michael Dell, người giàu thứ 9 trên thế giới và ngày càng đi lên rất nhanh, cũng là một thằng bỏ học giữa chừng và bạn, vâng chính lại là bạn, không như thế. Bạn thấy đảo lộn rồi ư? Có thể hiểu được mà.
Vì vậy hãy để tôi chọc giận cái tôi trong bạn bằng cách chỉ ra, một cách thẳng thắn, là bằng cấp của bạn chẳng có giá trị gì hết. Phần lớn các bạn, tôi tưởng tượng là, đã trải qua 4,5 năm ở đây, bằng nhiều cách bạn cố gắng học và chịu đựng những gì sẽ có lợi cho bạn trong những năm sắp tới. Bạn đã lập ra một thói quen làm việc tốt. Bạn đã thiết lập nên một mạng lưới các quan hệ để có thể giúp đỡ bạn khi bạn vấp ngã trên con đường của mình. Và bạn đã tạo ra những gì có quan hệ suốt đời với từ “cách chữa bệnh”.
Tất cả điều đó đều tốt. Sự thật là bạn sẽ cần đến mạng lưới đó. Bạn sẽ cần những thói quen làm việc chăm chỉ. Bạn sẽ cần “cách chữa bệnh”. Bạn sẽ cần nó vì bạn không bao giờ bỏ học nửa chừng, và chính vì thế, vâng, bạn sẽ không bao giờ ở trong số những người giàu nhất thế giới. Oh, chắc chắn là làm theo cách của bạn sẽ không bao giờ vươn tới số 10, 11 như Steve Ballmer. Nhưng mà, tôi không nói cho bạn biết là thực sự ông ta đang làm cho ai phải không?
Và để có được thành tích đó, ông ta đã bỏ học. Hơi trễ, đó là sai lầm lớn. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, nhiều bạn ở đây, hi vọng là đa số các bạn, tự hỏi rằng ” Tôi có thể làm cái gì đây? Không còn hi vọng cho tôi nữa sao?”
Thật sự là không. Quá trễ rồi. Bạn đã miệt mài quá nhiều, tôi nghĩ là bạn biết là quá nhiều. Bạn sẽ không là người thứ 9. Bạn có một cái mũ dính liền, tôi không ám chỉ đến cái mũ vuông ( trong đồng phục lễ tốt nghiệp) mà bạn đang đội trên đầu. Hmm… Bạn thực sự thấy lo lắng ư ? Dễ hiểu mà. Vì thế đây có lẽ là dịp tốt để nuôi dưỡng niềm hi vọng. Không phải cho các bạn mà là cho khóa mới sắp tới kia. Các bạn là đồ phế thải rồi, vì thế tôi sẽ để các bạn lãnh mức lương thảm hại 200.000 đô la một năm, nơi mà đơn xin vào làm của các bạn sẽ được những thằng bỏ học hai năm trước đây kí.
Thay vào đó, tôi muôn mang lại hi vọng cho những bạn mới vào trường. Tôi muốn nói với các bạn, là tôi nhấn mạnh điều này: nên bỏ học. Hãy xếp đồ đạc và cả những ý tưởng lại và đừng quay trở lại nữa. Bỏ học đi. Ðứng dậy đi. Ðiều tôi muốn nói với bạn là cái mũ và áo choàng tốt nghiệp sẽ kéo bạn xuống chắc chắn như là những người bảo vệ kia sẽ lôi cổ tôi xuống khỏi sân khấu này…
(Ðến lúc này thì chủ tịch của Oracle bị mời xuống khỏi sân khấu)

Cold november rains

•December 26, 2008 • Leave a Comment

no image would be meritorious to guard your soul.
You know how time is of the essence ? Live your life with all passion and fill up every passing by with all these sentiments. Who says every single second does reckon ?

The day you leave, I was on the road to class, pondering soberly about the plan of forming a new music band with talented guys whom I have just met in the university. They all are from different parts of the country, some loves guitar, some can pluck bass just by 1 forefinger, some are genius composers and some can make up the beat of your life. The only thing they probably share in common is the shed of light in their winking eyes when I mentioned about a girl living in Germany with Hanoi ‘s voice, long long hair and the immense passion to devote her life for singing. We got a band, you see…with everything run perfectly just to await for a true singer to emerge and sing us the July song of Rain. That speculation would probably never exists.

The day you leave, cold November rains were drenching the earth lending everything the gloomy air of Flemish landscape : the ground crew in waterproofs, a flag atop a squat airport building, a BMW billboard. So-Germany again. I always feel uneasy why people are departing so brisk. It always drives me uncomfortable when after been attaching so long to one thing, suddenly you have to be realistic about a coming forever break point which will never be found again in these messy stuffs. Yet unexpectedly I see that separation nothing more than a intersection among vast number of points in our lifetime. How ephemeral life is, we still choose to join and take chances to be together. Am I a silly child going mature or this whole world just swiftly shrink into a small dot, since I have just realized there was something I would eternally miss, perhaps that cold November rain pouring down on me.


The day you leave, people rush on the internet, saying hi to each other with kindness and hospitality in the echoing voice, so warm and affectionate that I feel you have just given them fabulous opportunities to socialize and reinforce the friendship links that have been neglected for a long time. How many of those long forsaken conversations I wonder, have true motivations because of you. They could being panicked but is it really related to your journey ? Or just because something reminded them how harsh they have been and how ruthlessly they had threw the image of friends in the most morose and lonesome corner their souls could ever been aware of.


Ngày bạn ra đi, Frankfurt có thể đã mưa rất nhiều nhưng trên xứ sở quê hương nơi bạn đã sinh ra, không hề có 1 giọt lệ rơi. Tôi thức dậy sớm như thường lệ để nghe đời và tìm lại mình sau mất mát, để tìm thấy sương trắng lan ra khắp những con đường, hoà trong dòng người như cố làm lãng quên đi cả thành phố. Một thoảng chốc, đất trời như đã được nối lại vì sương và lần đầu tiên trong ánh ban mai, tôi không tìm thấy một luồng sáng nào rực rỡ. Bạn là sương là gió hay là trong những nụ cười cho đi không trở lại ? Bạn là mưa ngâu tháng 7, mưa phùn tháng 3 hay là 1 cơn mưa không tên mà ai cũng sẽ nhớ ?

A cold November rain.

Hàn Thuyên

•December 26, 2008 • 1 Comment
Hàn Thuyên magnify

Có 1 Sài Gòn đến trong tâm trí tôi từ 1 ngày nắng bên bờ hồ, khi bố mang 1 tấm bưu thiếp đến và bảo : chúng ta sẽ đến sống ở đó. Sài Gòn mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ qua đôi mắt nheo nheo của thằng bé 4 tuổi, không biết vì nắng, hay vì gió trời bỗng dậy sóng mặt hồ.
Nhưng cũng có 1 sài gòn khác, nơi tôi tìm thấy mình trên con đường nhỏ, vẫn không thay tên đổi họ qua bao thăng trầm của mảnh đất này : Hàn Thuyên, mộc cách xưa cũ của người Sài Gòn mà cũng đầy lịch lãm và nên thơ như người Pháp vốn thế. Khoảnh đất vuông vức giữa dinh Thống nhất và nhà thờ Đức Bà thường bị nhầm gọi là công viên bởi những hàng cây xanh rì và ghế đá trắng nhưng những nhà kiến trúc xưa đã không vô tình khi đặt 1 mảnh vườn trước cổng biệt thự, nơi đứng từ ban công phóng tầm nhìn ra vừa ôm trọn lấy.


Mắt của tôi ở trên đỉnh của những cột đèn vàng kiểu cổ châu Âu chưa bao giờ được thắp sáng, rồi lướt qua dãy nhà đối diện con đường nhỏ. Nhà của Ngô Thái Uyên, căn nhà dát vàng hẳn nằm đâu đây lẫn khuất trong những ngôi nhà này mà một ngày nào đó tôi sẽ tìm ra, còn kia là au revoir nơi tôi muốn mãi mãi nói lời tạm biệt. Bên kia con đường, nơi những dãy bàn ghế sang trọng được phủ lên tấm voan trắng lụa là, cũng có những con người đang chờ đón bình minh của 1 ngày mới, nhưng thuộc về tầng lớp khác, địa vị khác và tâm hồn cũng có những nét riêng biệt. Bạn bảo là những con người đến từ thế giới đấy toát đầy vẻ thượng lưu hay là một cậu nhóc với ánh nhìn lạnh lùng từ thảm cỏ xanh mới bên này mới là sành điệu ? Anh chỉ biết ánh nắng đến từ phía bên kia dường như cũng khác ánh nắng đang tắt dần trong mắt em.


Tôi từng thích thả mình trong những ô vuông đầy màu sắc cho đến khi cảm thấy muốn dừng lại bên 1 gờ đá, sẽ không cần phải đợi quá lâu đến khi 1 ai đó bước đến và hỏi bạn muốn uống gì. Café bệt ngon và rẻ vào bậc nhất của đất kinh kì, ly 5 nghìn cũng chia thành 3,4 lớp trên phủ đá lạnh chả thua gì gloria jeans hay starbucks. Tiền sẽ được trả ngay sau khi nước được mang đến, và như thế bạn có cả khoảng không tự do còn lại không bị phá bĩnh. Một điều thú vị là dù dùng muỗng hay dùng ống hút để trộn lẫn tất cả vào với nhau, bạn cũng sẽ không bao giờ có được 1 hương vị nhất quán. Đơn giản, vì sữa là sữa, và café là café ! Hãy nếm thử lớp trên cùng để cảm thấy cái tinh khiết của café cao nguyên, như uống vào cả những thăm trầm của cuộc sống, rồi dùng ống hút, chọc sâu xuống tận đáy để lưỡi chạm vào ngọt ngào của sữa. Nếu bạn vẫn muốn uống pạc sỉu ? Hãy kéo cái ống hút đầy sữa đấy lên lớp trên cùng để uống café.


Buổi sáng sau ngày những người bạn rời xa, tôi thấy lòng trống trải và chợt thích được thấy bình minh từ từ rũ nắng lên vai mình. Bật điện thoại và gửi tin nhắn cho những người bạn thân còn ở lại, một số xin lỗi, một số không trả lời. Đắm mình trong những lo toan vụn vặt, con người khó nhận ra mình đã thay đổi đến thế nào, có phải khi hoàn cảnh sống thay đổi thì ta cũng sẽ thích nghi và không còn là chính mình, có phải nhắm mắt lại là đồng nghĩa mọi lối thoát đã biến mất và bạn sẽ chẳng thể bước đi thêm 1 bước nào nữa. Chắc chỉ có những cây cổ thụ già mới biết được. Phía bên kia đường, vị khách phương Tây lơ đãng như đang chờ đợi, rồi đột ngột trao cho cô gái bên cạnh 1 nụ hôn, vội vã, nhưng nồng nàn, và say sưa, không chút đoái hoài gì đến gánh phở đang nghi ngút khói. Một chiếc xe buýt lướt qua, cặp sát vào lề, dừng lại đôi phút, rồi bỏ đi trong làn khói xám, để mặc đôi bạn trẻ…bình yên đến từ những điều bình dị nhất, và bất hạnh nhất là những kẻ không giữ nổi hạnh Phúc trong tay mình